Từ khi con người phát minh ra giấy, đã từng tồn tại rất nhiều tiêu chuẩn về kích thước giấy ờ nhiều thời điểm và ở các quốc gia khác nhau. Ngày nay, nhân loại thống nhất sử dụng 2 tiêu chuẩn về kích thước giấy bao gồm: tiêu chuẩn về kích thước giấy theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) được dùng rộng rãi và phổ biến ở hầu hết các quốc gia; Tiêu chuẩn còn lại được dùng phổ biến ở khu vực bắc Mỹ (bao gồm Mỹ, Canada, Mexico..). Kích thước giấy ảnh hưởng trực tiếp đến giấy viết, văn phòng phẩm, các ấn phẩm quảng cáo, danh thiếp, các tài liệu in, cả đến kích thước phong bì.
Tiêu chuẩn theo chuẩn quốc tế (ISO 216)
Tiêu chuẩn về kích thước giấy dựa trên chuẩn quốc tế (ISO 216) chia làm 3 loại: loại A, B, C. Mỗi loại có lịch sử hình thành khác nhau, và được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia, dẫn đến tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thống nhất dùng các tiêu chuẩn này làm tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giầy.Tiêu chuẩn A:
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 về kích thước giấy được xây dựng trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức. Tiêu chuẩn ISO 216 xác định cạnh dài hơn của giấy có độ dài gấp căn bậc 2 cạnh ngắn hơn hay có tỷ lệ: 1:1.4142. A0 được quy định là kích thước lớn nhất với diện tích là một mét vuông. Chiều dài 2 cạnh của giấy A0 (được làm tròn đến mm) là 841x1,189mm (tương đương: 33,1 × 46,8 inch). Các khổ giấy tiếp theo thứ tự là A1, A2, A3, A4, .... Các khổ giấy này được xác định bằng cách chia đôi khổ giấy theo cạnh lớn của khổ giấy lớn hơn. khổ giấy thường xuyên sử dụng là khổ giấy A4 với kích thước 2 cạnh là 210x297mm (tương đương: 8.3 x 11,7 inch).Lợi thế của hệ thống này vấn đề thay đổi kích khổ vẫn đảm bảo tỷ lệ giữa 2 cạnh của giấy. Nếu một tờ giấy với tỉ lệ giữa hai cạnh là căn 2 được chia làm đôi bằng cách cắt đôi giấy theo cạnh lơn hơn, ta sẽ được 2 tờ giấy nhỏ hơn, bằng nhau và tỷ lệ 2 cạnh vẫn là căn 2. Một tờ gấp quảng cáo bất kỳ có thể được tạo ra bằng cách gấp đôi khổ giấy có kích thước lớn hơn. Ví dụ: một khổ giấy A4 nếu gấp đôi cạnh lớn hơn ta sẽ được một tờ quảng cáo có kích thước A5. Hệ thống này cũng cho phép thay đổi khổ giấy mà không mấy đi tỉ lệ từ khổ giấy này đến khổ khác, như những khổ giấy được cung cấp bởi máy photocopy văn phòng. Ví dụ: là phóng lớn từ khổ A4 lên A3, cũng như thu nhỏ từ A3 xuống A4. Tương tự, hai tờ A4 có thể thu nhỏ vừa vặn mà không cần phải cắt ra hoặc canh lề.
Định lượng (gsm) giấy được định nghĩa là trọng lượng của giấy trên một mét vuông. Từ đây có thể tính được trọng lượng của một kích khổ giấy bất kỳ. Như 1 tờ giấy A4 được làm từ định lượng giấy 80gsm sẽ có trọng lượng 5g. Điều này rất thuận lợi để biết số lượng giấy ta chỉ cần xác định trong lượng bằng cách cân.
Quay lại lịch sử trước khi tiêu chuẩn ISO 216 hình thành, những lợi thế về kích thước giấy theo tỉ lệ căn 2 được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1786 bởi nhà khoa học, triết học người Đức Georg Christoph Lichtenberg. Đầu thế kỷ 20, tiến sĩ Walter Porstmann hoàn thiện ý tưởng của Georg Christoph Lichtenberg thành hệ thống các khổ giấy khác nhau. Hệ thống kích thước giấy của Porstmann được giới thiệu như là 1 chuẩn của Đức vào năm 1922 (DIN 476), thay thế cho một loạt các định dạng kích thước khác. Ngay cả ngày nay, các các khổ giấy được gọi là DIN A4 được sử dụng hàng ngày tại Đức và Áo.
Theo một số nhà nghiên cứu, Chuẩn ISO 216 thường quá cao và ốm cho các ấn phẩm sách. Những nhà xuất bản Châu Âu thường sử dụng các kích thước giấy truyền thống, đã được thay đổi cho phù hợp, cho các ấn phẩm sách.
Tiêu chuẩn DIN 476 nhanh chóng phổ biến ở nhiều nước khác. Trước khi bùng nổ thế chiến thứ II, nó trở thành tiêu chuẩn ở các nước: Bỉ, Hà Lan, Na-uy, Phần Lan, Thụy Sỉ, Thụy Điển, Xô Viết, Hung Ga Ry và Ý.
Trong thế chiến thứ 2, có thêm 3 nước sử dụng tiêu chuẩn này, là Uruguay (1942), Argentina (1943) and Brazil (1943). Đến năm 1975 nó được hầu hết các nước trên thế giớ công nhận và sử dụng thay thế cho tiêu chuẩn ISO như là một chuẩn định dạng kích thước văn bản trên thế giới. Đến năm 1977, A4 định dạng thư tiêu chuẩn sử dụng rộng rãi trên 88 trong 148 nước, ngoại trừ Mỹ. ở Mexico , Costa Rica , Colombia , Venezuela , Chile và Philippines các thư định dạng kiểu Mỹ vẫn được sử dụng phổ biến, mặc dù tiêu chuẩn ISO 216 đã được áp dụng.
Tiêu chuẩn B
Ngoài tiêu chuẩn A, tồn tại song song là tiêu chuẩn B ít sử dụng hơn. Diện tích của tiêu chuẩn B là trung bình của 2 khổ giấy A liên tiếp nhau. Ví dụ: B1 có diện tích là trung bình của 2 khổ giấy A0, A1. Vì thế B1 là kích thước giấy ở giữa 2 khổ giấy A0, A1 có diện tích xấp xỉ 0,707m2. Kết quả là, B0 có chiều rộng 1 mét, và các khổ giấy khác của tiêu chuẩn B là 1/2, 1/4 hoặc các đoạn chia khác của 1 mét. Trong khi, trong văn phòng rất ít sử dụng tiêu chuẩn này, nó được sử dụng trong một số tình huống đặc biệt. Rất nhiều áp-phích quảng cáo sử dụng khổ giấy B hoặc xấp xỉ như thế, như là 50x70 cm; B5 cũng thường được sử dụng để làm sách. Tiêu chuẩn B cũng áp dụng cho kích thước các loại bì thư và hộ chiếu. Tiêu chuẩn B sử dụng rất phổ biến trong in ấn công nghiệp nhằm mô tả cả 2 kích thước giấy, và kích thước in, bao gồm của in kỹ thuật số. Giấy B3 thường sử dụng để in 2 tờ khổ giấy letter theo tiêu chuẩn Mỹ hoặc 2 trang A4 bên cạnh nhau trong chế bản. 4 trang được in vào giấy B2, 8 trang in vào giấy B1.Tiêu chuẩn C:
Tiêu chuẩn C quy định duy nhất cho kích thước bì thư và được định nghĩa trong Tiêu chuẩn quốc tế 269. Tiêu chuẩn C có diện tích trung bình của tiêu chuẩn A, tiêu chuẩn B cùng số hiệu. Ví dụ: C4 có diện tích là trung bình diện tích của A4, B4. Điều này có nghĩa là C4 sẽ lớn hơn 1 ít so với A4, và nhỏ hơn 1 ít so với B4. Bạn có thể thấy nếu văn bản được in ấn trên khổ A4 sẽ vừa vặn khi bỏ vào bì thư khổ C4, hoặc tài liệu, văn bản được in ấn trên khổ C4 sẽ vửa vặn khi bỏ vào bì thư B4.Kích thước của các khổ giấy trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 216
Tóm lại, bạn có thể tìm thấy hầu hết các sản phẩm in ấn trên giấy đều thuộc vào một trong những khổ giấy trên. Các nhà